Hướng dẫn bảo quản đàn Piano Cơ (Acoustic)

Là một nhạc cụ phức tạp được cấu tạo từ nhiều bộ phận làm từ gỗ, kim loại, lông cừu… đàn piano đặc biệt nhạy cảm với các yếu tố môi trường. Nếu không được bảo quản đúng cách, chất lượng âm thanh của đàn sẽ sụt giảm nhanh chóng và trong trường hợp xấu nhất, đàn có thể gặp phải những hỏng hóc không thể khắc phục khiến cây đàn hoàn toàn mất giá trị. Một cây đàn piano có bền đẹp hay không phụ thuộc rất nhiều vào khí hậu ổn định, tuy nhiên, khí hậu tại nhiều vùng miền nước ta lại có đặc trưng thất thường cả về nhiệt độ và độ ẩm. Điển hình như ở Việt Nam có những ngày nắng nóng lên tới 40 độ C và những ngày mưa liên tục với cường độ cao khiến độ ẩm không khí tăng đột ngột. Do đó, để giữ đàn luôn bền đẹp cần sự can thiệp tích cực và đúng cách của người sử dụng.
  • KHÔNG GIAN ĐẶT ĐÀN
Về không gian, đàn nên được đặt tại các khu vực thông thoáng với nhiệt độ từ 15 – 25 độ C và độ ẩm từ 40% – 70% (bạn có thể mua nhiệt ẩm kế đặt trong phòng để theo dõi các thông số này). Đàn piano grand nên được để ở giữa phòng với bốn hướng không có vật cản còn đàn piano upright nên kê cách tường 5-10 cm để tránh mối mọt, chuột bọ và giúp âm thanh vang xa hơn. Để duy trì nhiệt độ và độ ẩm tối ưu trong phòng cần lưu ý những điều sau đây: Không đặt đàn gần cửa sổ hay tường kính nhằm tránh ánh nắng trực tiếp và sự hấp thụ nhiệt Trang bị điều hòa nhiệt độ và máy sưởi trong phòng (không lắp đặt các thiết bị này quá sát đàn) Sử dụng ống sấy đàn (khi không khí quá ẩm, đặc biệt vào mùa mưa), tuy nhiên không nên lạm dụng ống sấy đàn khiến cho đàn bị thiếu ẩm. Trồng cây cảnh hoặc lắp đặt các thiết bị giữ ẩm nếu không khí trong phòng quá khô. Không đặt đàn gần máy giặt, tủ lạnh và các thiết bị gia dụng khác Ngoài ra, bạn nên thường xuyên giữ vệ sinh đàn bằng các biện pháp sau đây: Đậy nắp phím và phủ khăn sau khi chơi đàn Phơi khăn phủ phím, khăn phủ đàn thường xuyên do chúng được làm từ vật liệu hút ẩm Sử dụng chổi và khăn mềm hoặc hút bụi 2 tháng/lần để loại bỏ bụi bẩn của đàn, không vệ sinh đàn bằng nước. Nếu sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng, bạn hãy xịt vào khăn thay vì xịt trực tiếp lên đàn. Bên cạnh đó bạn cũng không nên sử dụng dung dịch tẩy rửa quá mạnh bởi nó sẽ làm bào mòn lớp sơn của đàn. Thường xuyên lau phím đàn và tránh chơi đàn khi tay không sạch sẽ
  • MÁY MÓC BÊN TRONG
Độ ẩm: đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của đàn piano vì đa số các bộ phận được chế tạo từ các vật liệu khá nhạy cảm với độ ẩm vì vậy nếu độ ẩm trong không khí tăng trên mức độ ẩm cho phép là (50% ~ 70%) sẽ dẫn đến tình trạng (kẹt phím, rỉ sét dây…) Để hạn chế tình trạng này, nhất là trong môi trường khí hậu ẩm của Việt Nam, bạn nên sử dụng túi hút ẩm, ống sấy một tuần từ 3~4 ngày/tuần và thường xuyên quan tâm đến thời gian cắm ống sưởi trong mùa mưa ẩm. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng đèn sưởi quá nhiều các bộ phận ở phần cơ sẽ bị cong vênh,các đệm của chốt giữ dây sẽ co ngót xuất hiện hiện tượng trùng dây đàn và tình trạng sưởi nhiều cũng sẽ gây ra hiện tượng nứt dạn thùng âm cộng hưởng dẫn đến tạp âm, tiếng đàn sẽ đanh và chua. _ Nhiệt độ: cũng giống như độ ẩm, nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của những phần cơ bên trong đàn. Trong giới hạn có thể, nên cố gắng duy trì sự ổn định của nhiệt độ trong phòng đặt Piano vì những thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm ngưng tụ hơi ẩm trên dây đàn và các phần khác dẫn đến rỉ sét, đứt dây, kẹt búa, âm thanh dơ, có tạp âm.
  • VỎ ĐÀN
_ Vì dùng chất liệu là gỗ thông nguyên chất dễ ẩm mốc hoặc dễ xuất hiện mối mọt nên cần tuân thủ các điều kiện sau: +Tránh dùng khăn ướt để lau vì nước sẽ thấm qua các chân vít vào gỗ sẽ phồng lên. +Không nên để bình hoa có nước lên mặt đàn vì khi vô tình làm đổ nước sẽ chảy vào phần máy của đàn gây hư hỏng nặng. +Không nên để đàn gần lò sưởi hoặc nhà bếp vì nước sơn sẽ bị nóng và chảy ra (Nếu có thể duy trì ở nhiệt độ từ 17~23 độC là tốt nhất. – Thường xuyên làm vệ sinh, lau bụi bẩn vì bụi bẩn lâu ngày không những làm mất vẻ đẹp của đàn mà còn bám váo phía trong máy móc làm lờn búa, gây tạp âm . Trước khi vệ sinh đàn nên thổi sạch bụi và dùng nước lau đàn xịt nhẹ lên bề mặt và dùng mải cốt tong mềm lau thật nha nh tay . _ Nên dùng khăn phủ trải lên mặt đàn khi để đồ vật tránh trầy xước (không phủ kín).
  • BÀN PHÍM
Về bàn phím rất dễ dàng làm sạch với chất tẩy rửa nhẹ (như chất tẩy rửa kính) và nước lọc. – Không sử dụng nước tẩy rửa có cồn, sẽ làm nứt phím. – Không để đồ ăn hoặc nước lên phím đàn piano. – Tránh lưu trữ-mua hóa chất đánh bóng đồ gỗ để làm sạch phím. Đây là những chất mài mòn rất cao, có thể dẫn đến kết cấu hạt và sự đổi màu. – Luôn luôn sử dụng một miếng vải mềm như vải flannel, mút hoặc da, tránh dùng khăn giấy. – Làm sạch một octave tại một thời điểm, và lau khô ngay lập tức trước khi chuyển sang tuần bát nhật tiếp theo. – Tránh vải màu có thể chảy màu khi làm ẩm. Màu sắc có thể dễ dàng chuyển vào các phím màu trắng, gây ra một sự đổi màu là rất khó khăn để khắc phục. – Luôn luôn sử dụng các loại khăn riêng biệt trên các phím đen, hoặc chỉ đơn giản là làm sạch chúng cuối cùng. Đó là những phần vệ sinh bề ngoài đàn piano  mà bạn dễ thao tác và trực tiếp thực hiện được, còn phần bộ máy bên trong đàn piano thì bạn nên liên hệ với các kỹ thuật viên piano. Vì nó đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn và am hiểu.
  • CHẾ ĐỘ BẢO TRÌ ĐỊNH KỲ.
Lên dây Theo thời gian và tuỳ từng người chơi, Piano điện sẽ có độ chùng dây tự nhiên. Đối với các loại đàn , các hãng sản xuất khuyến khích lên dây ít nhất là 2 lần/năm vì đây là thời gian các bộ phận của đàn thay đổi thường xuyên để thích nghi với môi trường khí hậu bên ngoài.  Từ năm thứ hai trở đi, sau khi đã đạt được độ ổn định tương đối, Piano cần được lên dây ít nhất 1 lần trong năm. Và mật độ lên dây này có thể kéo dài cho đến khi đàn ổn định về máy móc và âm thanh. Sau thời gian này, tuỳ theo nhu cầu chơi đàn của mình mà bạn có thể nhờ kỹ thuật viên lên dây lại khi đàn có sai lệch. _ Cân chỉnh máy: là phần việc cân chỉnh toàn hoạt động của máy đàn, bàn phím và hệ thống pedal. Cân chỉnh máy nhằm tạo sự đồng đều và chính xác giúp người chơi có thể xử lý chính xác kỹ thuật cơ bản cũng như nâng cao tùy theo trình độ người chơi. Đồng thời việc cân chỉnh định kỳ cũng giúp cho Piano duy trì độ bền trong suốt quá trình sử sụng cũng như sớm phát hiện những sự cố, hỏng hóc nhằm xử lý kịp thời. – Làm vệ sinh và kiểm tra thường kỳ: người sử dụng thường không trang bị đầy đủ những kiến thức về sử dụng và bảo quản đàn nên đôi khi làm giảm độ bền âm thanh và máy móc của đàn. Vì vậy,người kỹ thuật viên phải có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và vệ sinh tổng thể đàn hạn chế những hư hỏng kéo dài dẫn đến tình trạng quá nặng nề, không thể phục hồi, sửa chữa. Chúc các bạn luôn có một chiếc đàn Piano luôn sạch bóng và tuổi thọ lâu dài.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *